GIÁO DỤC-Y TẾ
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/982 - 20/11/2023)
13/11/2023 02:30:52

Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/982 - 20/11/2023)

1. Từ ngày Quốc tế Hiến chương Nhà giáo đến ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tháng 7/1946 một tổ chức Quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (F.I.S.E - Tesdertion Syndicale des Enseignants).

Năm 1949 tại hội nghị Vac-xa-va (thủ đô Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục tiến bộ, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo trong xã hội,…

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Công đoàn giáo dục Việt Nam thành lập ngày 22/7/1951, năm 1953 được kết nạp làm thành viên của FISE.

Từ 26 dến 30/8/1957, tại thủ đô Vac-xa-va, Hội nghị FISE có 57 nước dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam. Tại Hội nghị này, FISE quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Sự kiện này, được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta; những năm sau đó còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, pahts hanh một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới ở vùng tạm chiến, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của anh chị em giáo viên trong kháng chiến.

Sau ngày đất nước được thống nhất, giáo giới Việt nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thoe định hướng xã hội chủ ghĩa. Giáo giới Việt Nam đã hoàn thành sứ mạng lịch sử đối với Bản hiến chương Nhà giáo của tổ chức FISE và ngày 20/11 đã trở thành truyền thống của giáo giới Việt Nam và của nhân dan Việt Nam.

Chính vì thế, ngày 28/9/1982 theo đề nghị của của ngành giáo dục Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT, lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày nhà giáo Việt Nam.

Như vậy, kể từ năm 1982, ngày 20/11 – Ngày Quốc tế hiến chương nhà giáo cũng chính là ngày Nhà giáo Việt Nam.  

2. Kính trọng và biết ơn thầy cô

          Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam, được hình thành từ ngàn xưa đến nay. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người là phần lớn là công lao của thầy cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ, vì thế các bậc cao niên thường nhắc nhở con cháu: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”…., dạy ta phải biết kính trọng thầy giáo của mình, như vậy xã hội mới không chê cười.

Mồng một thì ở nhà cha

Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy…

          Thầy giáo luôn sống thanh bạch, mẫu mực, suốt đời làm việc nhân đức. Đã chọn nghề dạy học không ai lấy đó làm giàu, chỉ một lòng với việc khai trí, khai tâm, rèn đức cho lớp trẻ nên người… vì thế đã được lớp lớp học trò tôn kính suốt đời và được xã hội tôn vinh.

          Nhân ngày nhà giáo Việt Nam – 20/11, trên địa bàn xã nhà sẽ có nhiều hoạt động thiết thực chào mừng như: Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, gặp mặt, thăm hỏi thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn và tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam; qua đó ôn lại truyền thống Ngày Nhà giáo, ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành giáo dục xã nhà và tôn vinh những tập thể, cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp trồng người.

 

3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng về giáo dục

          Từ khi có Đảng, Đảng và Bác Hồ rất coi trọng công tác giáo dục. Ngay trong ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng Tám, Bác đã căn dặn thế hệ trẻ: “Non song Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

          Quan điểm của Bác Hồ về sự nghiệp giáo dục hết sức rõ ràng, cụ thể: “Không học thì không trở thành người cộng sản được”. Bác nói “Dốt nát là kẻ địch”; “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”và người cán bộ cách mạng phải nhớ “Cán bộ pahir có văn hóa làm gốc”, vì muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có học thức; Bác khẳng định: Chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy, phải kiên định phương châm “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích tram năm trồng người”.

          Đặc biệt Hồ chủ tịch rất quan tâm đến đội ngũ giáo viên; Người nói: “Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục”; “nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội cho được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”; do đó, phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thầy giáo phải thật yêu nghề của mình, phải có đạo đức cách mạng, phải có chí khí cao thượng, phải “Tiên ưu Hậu lạc” – nghĩa là, khó khăn phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ; phải yên tâm công tác, phải thật thà đoàn kết, phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình; đồng thời phải “luôn luôn ra sức thi đua trong công tác và học tập, thật thà, tự phê bình và phê bình để cùng nhau tiến bộ mãi”.

          Xác định tầm quan trọng của giáo dục, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam….)

          Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Chi Lăng Nam và toàn thể nhân dân trên địa bàn xã xin trân trọng chúc mừng các thầy, cô giáo cùng toàn thể cán bộ, nhân viên ngành giáo dục đã và đang công tác trong ngành giáo dục được nhiều sức khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống nhà giáo, luôn vững bước trên con đường phát triển sự nghiệp giáo dục xã nhà, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG NAM - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Đức Minh - Bí thư BCH Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã.

Địa chỉ: xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0982739736

Email: xachilangnam@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0