TIN TỔNG HỢP KHÁC
TUYÊN TRUYÊN NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO NÔNG DÂN KHÔNG NÊN ĐỐT RƠM RẠ SAU THU HOẠCH GÂY LÃNG PHÍ, CÓ HẠI CHO MÔI TRƯỜNG
16/06/2023 01:52:23

Do lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên đã để lại một lượng rơm rạ đáng kể trên đồng ruộng. Sau khi thu hoạch vụ lúa chiêm xuân một số hộ dân trong xã, nông dân vẫn còn thói quen đốt rơm rạ trước khi cày đất với nhiều lý do khác nhau.

 

Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con không nên đốt rơm, rạ trên đồng ruộng, vì khi đốt làm cho các chất hữu cơ có trong rơm, rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ. Phần tro của rơm, rạ sau khi đốt chỉ cung cấp một phần dinh dưỡng rất nhỏ. Trong khi đó, việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng làm mất đi một lượng lớn nước trong đất do bị bốc hơi, các keo đất không duy trì được và đất trở nên chai cứng, khô cằn.

 

Đốt rơm rạ lợi ích trước mắt chỉ là loại bỏ phần rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch lúa để việc cày đất được dễ dàng. Trong khi theo các ngành chuyên môn, nếu giữ phần rơm rạ này lại, xử lý cho phân hủy với thời gian phù hợp và cày vùi trong đất thì sẽ tốt hơn cho việc canh tác lúa. Ngành nông nghiệp khuyến cáo, để hạn chế rơm, rạ trên ruộng, nông dân có thể sử dụng một số sản phẩm sinh học phun đều trên ruộng để làm phân hủy rơm, rạ trước khi cày hoặc chủ động thu gom rơm rạ về để sử dụng trong việc trồng trọt, chăn nuôi, vừa tăng thu nhập, vừa tốt cho đồng ruộng. Khuyến cáo nông dân trong xã không nên đốt rơm, rạ sau thu hoạch để bảo vệ môi trường sống xanh, sạch, đẹp./.

 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ CHI LĂNG NAM - HUYỆN THANH MIỆN

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Đức Minh - Bí thư BCH Đảng bộ, Chủ tịch UBND xã.

Địa chỉ: xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0982739736

Email: xachilangnam@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 4
Hôm nay: 4
Tất cả: 45,752