1. Các đối tượng gây án thường gồm 02 người đi trên một xe máy, lợi dụng đêm tối, buổi sáng sớm đi vào các thôn, khu dân cư rải bả chó, mèo sau đó quay lại lượm, nhặt hoặc sử dụng kích điện, gậy để đánh, bắt trộm chó, mèo thả rông mang đi tiêu thụ.
2. Các đối tượng thường lợi dụng sơ hở của các gia đình đang tổ chức sự kiện, tổ chức đám hiếu, hỉ, ... mà không bố trí người trông giữ phương tiện như xe máy, xe đạp điện hoặc lợi dụng lúc người trông giữ phương tiện không chú ý đã phá khóa xe để trộm cắp xe máy hoặc cậy phá để trộm cắp bình ắc quy xe đạp điện.
3. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp, nhóm kinh doanh về các thôn, tổ dân phố tại nhiều địa phương để mời, dụ dỗ người dân (chủ yếu là người cao tuổi) các mặt hàng đồ gia dụng, thực phẩm chức năng, sữa, thuốc, máy mát-xa,... với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường nhưng chất lượng sản phẩm không kiểm soát được.
Mượn nhà văn hóa của thôn, nhờ các cửa hàng làm địa điểm bán hàng, tiếp thị, nhờ người trong thôn, tổ dân phố đưa giấy mời đến tận tay người dân, những nhóm người này chủ yếu lừa đảo những người cao tuổi. Chúng sử dụng các “chiêu” đánh vào tâm lý người già như: Tổ chức khám, tư vấn sức khỏe miễn phí, giới thiệu sản phẩm chữa bệnh; tặng quà trước khi bán hàng, hàng không bán chỉ tặng, không bán 1 sản phẩm mà chỉ bán 3-5 sản phẩm trở lên hoặc chỉ mua trong ngày đó mới có giá rẻ...
4. Các đối tượng tiến hành hack các tài khoản mạng xã hội của công dân, sau đó sử dụng để nhắn tin đến người thân, bạn bè của công dân xin, vay, mượn tiền và đề nghị chuyển tiền cho vào tài khoản ngân hàng để giải quyết việc gấp, quan trọng. Khi nạn nhân gọi điện đến thì lấy lý do đang bận, hoặc đang làm việc, đang học... không nghe điện thoại mà chỉ nhắn tin được và thúc dục nạn nhân chuyển tiền. Khi nạn nhân chuyên tiền sẽ chiếm đoạt số tiền trên.
Từ các phương thức, thủ đoạn trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên đề nghị:
1. Mỗi người dân hãy nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động bảo vệ tài sản của chính mình, người thân và mọi người xung quanh. Không thả rông động vật nuôi để tự bảo vệ tài sản của chính mình và tuân thủ theo quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Mức phạt tiền đối với hành vi thả rông động vật nuôi nơi công cộng từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
2. Đối với các hộ gia đình, khu dân cư có tổ chức các sự kiện tập trung đông người cần bố trí địa điểm để phương tiện thích hợp và người trông giữ tài sản, phương tiện. Đặc biệt đối với tài sản là xe máy, xe đạp điện phải được trang bị hệ thống chống trộm như khóa đĩa, khóa bánh…
3. Đề nghị nhân dân nên đề cao cảnh giác với những nhóm người đến tiếp thị, quảng cáo, bán các sản phẩm hàng hóa tại các thôn, nhờ các cửa hàng của người dân. Tránh trường hợp các đối tượng đi khỏi địa phương rồi mới biết bị lừa tiền. Khi phát hiện các đối tượng trên kịp thời báo cho lực lượng Công an xã đến giải quyết.
4. Người dân không nên tin tưởng, liên lạc, giao tiếp và kết bạn với người nước ngoài, người lạ qua mạng xã hội. Không cung cấp số điện thoại riêng, số tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai. Nếu thực sự cần thiết giao dịch trên các mạng xã hội thì phải kiểm tra cụ thể các thông tin như địa chỉ, con người, hoạt động của cơ quan, tổ chức đó trước khi thực hiện các giao dịch.
5. Khi phát hiện đối tượng lạ tại khu vực, đối tượng nghi vấn trộm cắp tài sản, nghi vấn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đề nghị nhân dân theo dõi, giám sát, ghi nhận đặc điểm đối tượng, đặc điểm phương tiện đối tượng đồng thời thông báo ngay cho Công an xã điều tra xử lý theo quy định.